Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ở ngoài da. Đây là một phản ứng cấp hoặc mãn tính của mao mạch do dị ứng phù ở da hoặc niêm mạc. Rất dễ để nhận biết bệnh, khi bị nổi mề đay, vùng da nổi gồ lên từng mảng có nhiều hình dạng khác nhau, gây ngứa, lúc mất chỗ này lại mọc chỗ kia, càng gãi càng ngứa và càng nổi thêm sẩn mới. Các nốt sẩn nổi đột ngột thành đám, dần dần nhẹ đi và lặn. Bệnh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mắc phải và những người xung quanh.
Bệnh mề đay - làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây bệnh Mề đay
- Mề đay do nhiễm khuẩn: Do nhiễm vi rút, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp như tai mũi họng, nhiễm khuẩn nội tạng.
- Mề đay do thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay.Nhất là khi da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá gay gắt.
- Mề đay do tiếp xúc: Có rất nhiều trường hợp bị dị ứng do tiếp xúc với các với các chất gây dị ứng như khói thuốc, phấn hoa… cũng là cơ sở cho bệnh Mề đay phát triển.
- Mề đay di truyền: Bệnh có tính chất di truyền. Khi bố mẹ mắc bệnh mề đay thì khả năng con mắc bệnh mề đay là rất cao.
- Mề đay tự phát: Bệnh phát sinh không có nguyên nhân rõ ràng.
Các thể Mề đay thường gặp
- Mề đay cấp tính: Mề đay cấp tính biểu hiện đột ngột, có thể kèm theo sốt, nôn mửa, khó thở…Trên cơ thể thể hiện những nốt sần sùi, ngứa dữ dội.
- Mề đay mãn tính
- Mề đay ở trẻ em: Tạo mụn nước.
- Mề đay xuất huyết: Dệt thành vệt dài, thành vòng.
- Mề đay khổng lồ: Những nốt sung phù đột ngột trên khắp cơ thể, sưng phù mặt, mi mắt, thường thì sẽ lặn sau vài giờ.
- Mề đay cấp tiết Cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực. Thường thì hay gặp ở trẻ con.
Thể Mề đay xuất huyết.
Chế độ sinh hoạt và sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Mề đay
Bệnh Mề đay là bệnh thường mắc ở những người có cơ địa nhạy cảm. Do vậy có nhiều cách để điều trị bệnh:
- Dùng thuốc kháng sinh và đi khám bác sĩ: Thường thì cách này sẽ áp dụng cho những bệnh nhân ở thể Mề đay cấp tính và nặng.
- Môi trường sống: Không gian thoáng mát và tránh ẩm thấp.
- Trang phục: Về mùa đông người mắc bệnh mề đay mãn tính nên mặc quần áo đủ ấm và tránh nơi nhiều gió.
- Nên tránh những thức ăn dễ gây dị ứng như: Tôm, Thịt gà, cá chép rất dễ gây dị ứng.
- Chữa bằng cách dân gian: Dùng quần áo cũ hơ trên than hồng và áp trực tiếp vào các nốt bị mề đay hoặc tắm bằng lá khế.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Mề đay Phụ Bì Khang.
Phụ bì khang là sự phối hợp toàn diện các thành phần giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng giảm viêm, ngứa, tăng cường chức năng thận (cao nhàu); các thành phần giúp tăng cường chức năng giải độc của cơ thể (cao gan); và tăng cường năng lượng tế bào, giúp bảo vệ tế bào( L- carnitin fumarat ) . Nhờ vậy Phụ bì khang giúp hỗ trợ phòng và điều trị hiệu quả các trường hợp mề đay cả cấp tính và mãn tính được các chuyên gia, giáo sư, bác sĩ đầu ngành về Da Liễu khuyên dùng.
Lê Văn Anh