Bệnh tự kỷ đang ngày càng lan rộng và phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân của nó trước tiên có thể là do môi trường sống mà bé tiếp xúc hằng ngày hoặc do chính sự thiếu hụt về sự quan tâm, chăm sóc và lắng nghe trẻ từ phía những người làm cha mẹ. Lâu dần khi không có biện pháp can thiệp hay nhận biết đúng cách sẽ dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng nghiệm trọng hơn. Vậy, những dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết bệnh theo từng giai đoạn ở trẻ để có những biện pháp điều trị thích hợp.
Trước tiên, ta hãy cùng tìm hiểu về những đặc trưng chính của bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Một số đặc trưng của bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ:
- Khiếm khuyết về mặt xã hội: Đây là đặc điểm trung tâm của bệnh tự kỷ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự lưu tâm đến giọng nói của người khác. Chúng không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như trẻ bình thường. Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ, vẻ mặt không diễn cảm.
- Gặp vấn đề trong giao tiếp ngôn ngữ: trẻ biểu lộ ý muốn bằng cách kéo tay người lớn đến vật mong muốn nhưng lại không biết chỉ tay, không biết gật đầu, lắc đầu hoặc trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác một cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng.
- Chống lại sự thay đổi: Trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày có thể làm trẻ nổi giận.
- Hành vi mang tính nghi thức, thúc ép: từ chối ăn một loại thức ăn nào đó; hoặc những hành vi có tính rập khuôn, lặp đi lặp lại (vung vẩy hai cánh tay, hoặc đưa bàn tay lên gần mặt rồi xoắn vặn hoặc bật bật các ngón tay…). Khi lớn lên, trẻ có thể có các hành vi mang tính ám ảnh, chẳng hạn hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi, hay sờ đụng vào một số đồ vật nào đó.
Trẻ từ chối ăn một loại thức ăn nào đó
- Những sự gắn bó bất thường: Nhiều trẻ tự kỷ có sự gắn bó mạnh mẽ với những đồ vật khác thường, ví dụ một món đồ chơi nào đó như trái banh chẳng hạn.
- Các đáp ứng không bình thường với những trải nghiệm giác quan: trẻ tự kỷ có thể bị mê hoặc bởi các bóng đèn, các hoa văn, những vật có chuyển động xoay tròn, hoặc một thứ âm thanh nào đó.
- Các khiếm khuyết về trí tuệ và nhận thức: hầu hết trẻ tự kỷ đều có chậm phát triển trí tuệ. Khoảng 40-60% có IQ < 50. Chỉ khoảng 20-30% có IQ >= 70. Trẻ tự kỷ có IQ thấp thường kèm theo các khiếm khuyết nặng về kỹ năng quan hệ xã hội và có nhiều đáp ứng xã hội lệch lạc, chẳng hạn trẻ hay sờ mó hoặc ngửi đồ vật và người khác, có những hành vi định hình và tự gây thương tích bản thân.
- Các rối loạn khác: trẻ có thể mau thay đổi cảm xúc như khóc cười vô cớ hoặc la hét khó kiểm soát. Trẻ cũng có thể leo trèo, chạy nhảy không sợ nguy hiểm, nhưng lại có thể sợ những sự vật hoặc tình huống mà bình thường là vô hại, ví dụ sợ các thú nuôi (chó, mèo…) hoặc sợ đến một nơi chốn nào đó. Xuất hiện những thói quen kỳ dị: nhổ tóc, cắn móng tay, cườm tay, cổ tay hoặc các phần khác của cơ thể, tự xoay người vòng vòng mà không bị chóng mặt.
Nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ theo từng giai đoạn:
1/ Giai đoạn mới sinh đến 6 tháng tuổi:
+ Dễ nổi giận, dễ trầm cảm.
+ Không với lấy đồ vật khi đưa trước mặt trẻ.
+ Không có những âm thanh bi bô.
+ Thiếu nụ cười giao tiếp, không có phản ứng khi được kích thích.
+ Thiếu giao tiếp bằng mắt.
2/ Giai đoạn từ 6 – 24 tháng:
+ Không thích âu yếm, cơ thể có thể mềm yếu hay cứng nhắc khi được ôm.
+ Gọi tên hầu như không phản ứng đáp lại.
+ Chưa có dấu hiệu ngôn ngữ.
+ Dường như không quan tâm đến các đồ chơi của trẻ em.
+ Thích nhìn ngắm các bàn tay của mình.
+ Không nhai hoặc không chấp nhận những thức ăn cứng.
+ Thích đi kiễng chân – đi bằng 5 đầu ngón chân.
+ Thường phát ra các âm thanh vô nghĩa.
3/ Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi:
+ Thích chơi một mình, không kết bạn, tránh giao tiếp.
+ Không nói được từ có 2 tiếng trở lên khi đã 2 tuổi.
+ Thích xem sách, tạp chí, các nhãn mác và logo quảng cáo.
+ Coi người khác như một công cụ – kéo tay người khác khi muốn yêu cầu.
+ Chưa biết dùng ngón trỏ để chỉ điều trẻ muốn.
+ Sử dụng đồ chơi không thích hợp.
+ Không có nỗi sợ giống trẻ bình thường, đồng thời có những hoảng sợ một cách vô cớ.
+ Không hợp tác với sự chỉ dẫn, dạy bảo của người lớn.
+ Không biết gật đầu đồng ý và lắc đầu không đồng ý.
+ Tránh giao tiếp bằng mắt, không nhìn thẳng vào người đối diện.
+ Không đoán biết được những nguy hiểm.
+ Thích ngửi hay liếm đồ vật.
+ Thích chạy vòng vòng, xoay vòng vòng và quay các loại bánh xe.
+ Ngưng nói ở bất cứ tuổi nào, dù trước đó đã biết nói.
4/ Giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi:
+ Trẻ bị chậm nói, nếu có ngôn ngữ phát triển, có thể có chứng nhại lời (lặp lại theo kiểu học vẹt những gì người khác nói).
+ Có vẻ rất nhớ đường đi và địa điểm.
+ Thích các con số và thích đọc tiếng nước ngoài.
+ Rất tốt khi thao tác các sản phẩm điện tử.
+ Thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật.
+ Không biết chơi tưởng tượng, chơi giả vờ, chơi đóng vai.
+ Giọng nói kỳ cục (chẳng hạn như cách nói nhấn giọng hay đơn điệu).
+ Rất khó chịu khi thay đổi thói quen hàng ngày.
+ Giao tiếp mắt vẫn còn hạn chế, dù có thể đã có một số cải thiện.
+ Tương tác với người khác gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế.
+ Các cơn giận và sự gây hấn vẫn tồn tại nhưng có thể dần dần cải thiện.
+ Tự làm tổn thương mình.
+ Tự kích động.
Hiện nay, với những trẻ được chuẩn đoán tự kỷ đang được áp dụng các phương pháp can thiệp kết hợp song song sử dụng sản phẩm thảo dược bổ não đặc hiệu cho trẻ tăng cường trí não, tăng khả năng hoạt động của hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung và phản xạ cho trẻ. Vương Não Khang - sản phẩm bổ não duy nhất trên thị trường được nghiên cứu tại Viện Nhi TW trong hỗ trợ điều trị trẻ tự kỷ. Không chỉ được ghi nhận hiệu quả trong nghiên cứu, sản phẩm còn nhận được những phản hồi tích cực từ phụ huynh sau khi sử dụng cho con. Tự hào là sản phẩm uy tín và chất lượng.
Vương Não Khang luôn đồng hành trong quá trình hỗ trợ điều trị trẻ tự kỷ cùng gia đình.
Với những thông tin trên, hi vọng rằng các bậc làm cha làm mẹ có thể tham khảo để có thể đưa ra hướng giải quyết tốt nhất giúp con mình sớm thoát khỏi tình trạng bệnh.
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa từng người.
Thanh Nhàn