Ngoài bệnh động kinh, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng co giật. Tuy nhiên, dù là do căn nguyên nào, nếu cơn co giật tái phát nhiều lần thì nguy cơ để lại di chứng và tiến triển thành bệnh động kinh là rất cao. Nhận biết và xác định sớm nguyên nhân rất quan trọng để có định hướng điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây co giật thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây co giật chân tay hoặc toàn thân, chẳng hạn như:
- Động kinh: Co giật do bệnh động kinh có thể chỉ xảy ra ở một nhóm cơ nhất định hoặc toàn bộ cơ thể.
- Sốt cao trên 39oC: Khoảng 50% trẻ em có sốt cao co giật kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ có nguy cơ tiến triển thành bệnh động kinh.
- Chấn thương sọ não hoặc vùng đầu: Co giật do tai nạn, ngã va đập đầu, đột quỵ hoặc trẻ bị sang chấn khi sinh
- Tổn thương não do u não, di dạng mạch máu não, nhiễm trùng não (viêm màng não, viêm não…)
- Sử dụng nhiều chất kích thích như ma túy, rượu bia, cà phê hoặc người bắt đầu cai rượu cũng có thể gặp phải tình trạng co giật.
- Hạ huyết áp nặng khiến não bộ đột ngột bị thiếu đi lượng máu lớn cho hoạt động bình thường, phản ứng lại bằng cơn co giật.
- Tụt đường huyết: Đói lả, tụt đường huyết khiến não không nhận đủ năng lượng cần thiết và gây ra co giật.
Cơn co giật như thế nào được coi là động kinh?
Cơn co giật được xem là là một triệu chứng thể hiện tình trạng rối loạn tạm thời chức năng của hệ thần kinh dẫn tới những thay đổi về ý thức, cảm giác, vận động… Cơn co giật được coi là động kinh nếu nó có những đặc điểm sau:
- Nguyên nhân: xảy ra do sự phóng điện quá mức, đột ngột của một nhóm tế bào thần kinh ở vỏ não (xác định bằng phương pháp điện não đồ)
- Có tính chất định hình: mức độ, tần suất, biểu hiện… tương tự nhau giữa các lần co giật
- Lặp đi lặp lại: Xuất hiện từ 3 - 4 lần trở lên
- Kết quả xét nghiệm điện não đồ thấy có sóng nhọn bất thường.
Sự phóng điện của noron thần kinh
Đừng đợi cơn động kinh xuất hiện mới lo điều trị, hãy phòng ngừa từ sớm nếu cơn co giật đầu tiên xuất hiện bằng sản phẩm chuyên biệt Tpcn Cốm Egaruta. Liên hệ với chúng tôi 0962.620.043 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.
Điều gì khiến cơn co giật động kinh dễ xuất hiện?
Nếu bạn đã từng bị co giật, động kinh một lần, thì bạn hoàn toàn có thể gặp phải những cơn co giật lần hai và những lần sau nữa. Nhất là khi bạn thường xuyên gặp phải các vấn đề như:
- Mất ngủ, ngủ chập chờn hoặc bị gián đoạn giấc ngủ giữa đêm.
- Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài
- Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe
- Chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
- Ánh sáng nhấp nháy từ ánh đèn điện, màn hình máy tính, ti vi, điện thoại
- Chu kỳ kinh nguyệt hoặc thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Phải làm gì khi bị co giật?
Với cơn co giật toàn thân, hãy thực hiện các bước xử lý sau:
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên, nới lỏng quần áo.
- Không nên kìm giữ tay chân có thể gây trật khớp hoặc gãy xương rất nguy hiểm.
- Không dùng bất kỳ thứ gì đưa vào miệng vì dễ gây sặc, tắc nghẽn đường thở.
- Ghi lại thời gian, đặc điểm của cơn co giật lúc đó.
- Gọi xe cấp cứu ngay nếu: bệnh nhân gặp chấn thương ngoài ý muốn, cơn co giật tiếp tục kéo dài trên 5 phút, hoặc bất tỉnh, không hồi phục sau khi hết cơn.
- Nếu là cơn co giật đầu tiên hoặc chưa rõ nguyên nhân, nên đưa người bệnh tới bệnh viện kiểm tra và tìm căn nguyên chính xác để điều trị sớm.
Phương pháp điều trị co giật, động kinh
Loại trừ căn nguyên gây co giật
Nếu xác định được cơn co giật là do lạm dụng chất kích thích, tụt huyết áp, hạ đường huyết, ngộ độc thức ăn,… việc đầu tiên là cần sớm loại bỏ nguyên nhân để cải thiện tình trạng sức khỏe, chấm dứt cơn co giật.
Thuốc trong điều trị co giật, động kinh
Hiện nay để điều trị co giật do tổn thương trong não bộ, động kinh, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc kháng động kinh liên tục trong một thời gian dài. Khi không lên cơn nào sau 2- 3 năm điều trị mới giảm liều từ từ rồi ngừng uống thuốc, nếu bệnh tái phát sẽ phải điều trị lại từ đầu.
Liệu pháp tự nhiên giúp ngăn chặn cơn co giật và phòng ngừa động kinh tái phát
Thuốc kháng động kinh có thể làm giảm số cơn co giật, nhưng đôi khi nó vẫn chưa thể loại bỏ gốc rễ căn nguyên của bệnh. Chính vì vậy, các nhà chuyên môn hy vọng sẽ sớm tìm được những hoạt chất sinh học từ tự nhiên để dùng kết hợp với các thuốc kháng động kinh nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và đáp ứng được những mục tiêu tác động từ gốc lẫn ngọn của căn bệnh này.
Nghiên cứu của trường Đại học y khoa Trung quốc đã thành công khi nghiên cứu và phát hiện ra vai trò của hoạt chất Rhychophylin có trong cây Câu đằng. Ngoài tính năng an thần, trấn tĩnh, giảm kích thích giữa các nhóm tế bào thần kinh; hoạt chất này còn giúp dọn dẹp gốc tự do cùng những chất thải sản sinh từ các phản ứng viêm trong não bộ.
Liệu pháp từ thảo dược tự nhiên như tinh chất cây Câu đằng, kết hợp với An tức hương, GABA trong các sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như cốm Egaruta sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh, giúp kiểm soát tốt cơn co giật do mọi nguyên nhân, giảm tần suất và mức độ cơn, đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe.
Bên cạnh thuốc và các sản phẩm hỗ trợ, chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học cũng rất quan trọng trong điều trị co giật. Bệnh nhân nên đi ngủ đúng giờ, hạn chế căng thẳng, giảm bớt những thực phẩm nhiều phụ gia nhân tạo, không lạm dụng chất kích thích hoặc chất gây nghiện… để tránh cơn co giật, động kinh tái phát trở lại.
Ds. Thùy Trang
Thông tin sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương, GABA dành cho chứng co giật, động kinh
Với TPCN Egaruta, bạn có thể tham khảo và sử dụng thường xuyên liên tục để làm giảm tần suất, mức độ của các cơn co cứng, co giật, phòng ngừa di chứng động kinh.
Egaruta làm giảm chứng co giật